Bức tranh Vinh quy bái tổ dựa trên tích có thật tại Việt Nam.
Chuyện vinh quy bái tổ có từ thời Lý. Theo thư tịch thuộc loại cổ nhất ở nước ta, được soạn thảo vào năm 1335, thì những người đỗ đạt ở kinh kỳ sẽ có hẳn một ân huệ là được vinh quy bái tổ.
Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long.
Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.
Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
Tranh Vinh quy bái tổ có kích thước 240x120x10 cm (cả phủ bì), được làm từ gỗ hương hoặc một số gỗ khác …
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tranh Vinh Quy Bái Tổ Rộng 128cm cao 66cm dầy 5cm”