Tượng gỗ Trần Hưng Đạo – Ý nghĩa và cách bài trí để mang lại hiệu quả cao nhất

Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn, Anh hùng dân tộc kiệt xuất

Đã bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, hay chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Dân gian tôn ông làm thánh và thờ tụng tại rất nhiều các điện phủ và ban thờ. Thế nhưng ngày nay, chắc hẳn không ít bạn thấy tượng gỗ Hưng Đạo Đại Vương được bài trí tại các gia đình hoặc nơi làm việc, và được  xem như vật phẩm phong thủy rất được ưa chuộng. Tượng Hưng Đạo đại vượng có ý nghĩa đặc biệt gì mà lại được ưa chuộng nhiều đến thế? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.

Trần Hưng Đạo, hay còn được gọi là Hưng Đạo vương, có tên thật là Trần Quốc Tuấn. Theo nhiều nguồn ghi lại, ông sinh vào năm 1226, mất năm 1300. Ông không chỉ là vị anh hùng dân tộc đáng ngưỡng mộ, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần với ba lần chống quân Nguyên Mông lập chiến công vang dội sử sách, mà còn là nhà chính trị, nhà văn tài đức vẹn toàn với tác phẩm Hịch tướng sĩ “sấm rền” non sông. Ông từng được phong chức Quốc Công tiết chế, tức là Tư lệnh tối cao của triều đại lúc bấy giờ.

Về gia thế, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là con trai thứ ba của Khâm minh đại vương Trần Liễu. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi tiếng là người kì tài, thông minh xuất chúng. Khi lớn lên ông lại càng chứng tỏ được bản thân là người văn võ toàn tài.

Lịch sử cũng đã ghi nhận, cha ông là Trần Liễu đã từng bị Trần Thủ Độ ép phải nhường vợ cho vua Trần Thái Tông ngay cả khi vợ ông đang mang thai đến tháng thứ ba. Trần Liễu vì thế mà nổi loạn nhưng việc bất thành, vẫn luôn ôm mối hận trong lòng mong Trần Quốc Tuấn rửa hận cho mình. Thế nhưng, khi đất nước lâm vào binh đao loạn lạc, Hưng Đạo vương đã không màng đến những tư thù đó mà chuyên tâm dẹp loạn, bảo vệ giang sơn bá tánh. Tài năng, mưu dũng và trí tuệ của Hưng Đạo vương đều được ngợi ca và thán phục qua ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, lập nên chiến công vang dội trong lịch sử.

Ngoài tài thao lược kiệt xuất, ông còn viết nhiều tác phẩm để đời như Hịch tướng sĩ, cùng với hai bộ binh thư là Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư. Hai bộ binh thư này góp công rất lớn trong việc giúp các tướng sĩ cầm quân đánh giặc, bài binh bố trận,..

Những công lao to lớn của ông đã được cả triều đình và nhiều tầng lớp nhân dân ghi nhận, đến khi mất được nhân dân vinh danh là Đức Thánh Trần, và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Ý nghĩa tượng gỗ Trần Hưng Đạo trong phong thủy

Người ta vẫn hay ca ngợi tượng gỗ Quan Công (Vân Trường) hoặc tượng gỗ Đạt Ma Sư Tổ là những vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma, khí xấu mà không biết rằng ngay tại Việt Nam cũng có loại tượng vô cùng “linh ứng” với khả năng trấn trạch, trừ tà và nhiều ý nghĩa phong thủy khác nữa – đó chính là tượng gỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

 

Trước hết, giống như ý nghĩa của tượng gỗ Quan Công, tượng Hưng Đạo vương cũng rất có hiệu quả trong việc trấn trạch, xua đuổi tà ma và những vận khí xấu

Hình ảnh tay trái cầm kiếm, tay phải cầm chiếu thư và khuôn mặt uy nghiêm, thần thái thể hiện sức mạnh và ý chí cũng như tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tượng được sử dụng để trấn trạch phong thủy nhằm xua đuổi tà ma, âm khí để đón những điều tài lộc may mắn vào nhà.

Hơn nữa, bài trí tượng gỗ Hưng đạo đại vương còn mang đến sự may mắn về đường công danh sự nghiệp, và tài lộc phú quý cho người chủ. Ý nghĩa này cũng là xuất phát từ việc Hưng Đạo vương khi còn sinh thời vẫn luôn nổi danh về tài trí và mưu dũng, công danh sự nghiệp luôn vững chắc và thăng tiến, người đời ai cũng nể phục, chứ không đem lòng ghen ghét, đố kị.

Đặc biệt, tượng gỗ Hưng đạo đại vương còn có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa âm dương trong ngôi nhà. Bởi như các bạn đã biết, gỗ mang tính âm, khi bài trí trong các không gian, nhất là phòng khách – nơi hội tụ nhiều vận khí nhất trong ngôi nhà – sẽ giúp ngôi nhà được điều hòa âm dương, vận khí hài hòa, nhờ đó cũng tác động tốt đến sức khỏe của những người trong gia đình (cấu tạo con người cũng bao gồm các luồng khí khác nhau, vì thế lúc nào cũng phải được cân bằng khí huyết, âm dương để giữ cho cơ thể khỏe mạnh).

Ngoài ra còn một ý nghĩa  tuy ít nổi bật hơn, nhưng cũng rất đáng để chú ý là việc bài trí tượng gỗ Trần Hưng Đạo trong nhà hoặc nơi làm việc còn mang giá trị thẩm mĩ rất lớn, tô điểm thêm vẻ đẹp cho cả ngôi nhà hay văn phòng làm việc.

Bài trí tượng gỗ Trần Hưng Đạo đại vương theo phong thủy

Các bạn vừa được tìm hiểu về rất nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp của tượng gỗ Trần Hưng Đạo vậy ta phải bài trí tượng thế nào để phát huy tối đa nhất giá trị phong thủy mà tượng Hưng đạo đại vương  mang lại?

Các chuyên gia phong thủy cho rằng phòng khách, phòng làm việc hoặc văn phòng là nơi thích hợp nhất để bài trí tượng gỗ Trần Hưng Đạo. Đây đều là nơi tụ hội nhiều luồng khí, nếu bài trí tượng ở các vị trí này sẽ giúp vượng khí, trừ tà, xua đuổi những vận khí xấu và giúp trấn trạch rất tốt. Bạn nên đặt tượng trên bàn hoặc đôn gỗ gần bàn làm việc hoặc cửa ra vào, để mặt tượng hướng ra phía cửa, có như thế thì hiệu quả phong thủy mới đạt mức cao nhất. Lưu ý là tượng phải được đặt trên cao khoảng 1 mét, chứ không được đặt tượng trực tiếp xuống đất.

Không nên đặt tượng ở những nơi đông đúc và ồn ào, như chợ, nhà hàng, hoặc các quán ăn và nhà hàng. Cũng không nên bài trí tượng trong các không gian thiếu tôn nghiêm khác trong gia đình, ví dụ như phòng ngủ, phòng tắm hoặc nhà bếp, hoặc cấc nơi bụi bẩn, ẩm thấp, trong góc nhà,…

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.