Gỗ Ngọc Nghiến Được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý

Gỗ Ngọc Nghiến Được coi là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, thể hiện “đẳng cấp” của người sở hữu, đem lại nhiều may mắn,phú quý tài lộc và sự thịnh vượng cho gia chủ …
Thứ nhất là Nu nghiến (bìu nghiến) là Ngọc do chính từ chất Ngọc của nu nghiến. Khi nhìn kỹ một lọ lộc bình Ngọc nghiến, Phật Di Lặc, hay một Thiềm Thử (Cóc 3 chân Ngọc nghiến) chẳng hạn, sẽ thấy vân Ngọc lung linh, vặn xoắn biến ảo kỳ lạ, mầu sắc mang đầy đủ tính chất của Ngọc như bóng đẹp, có chiều sâu dù là mầu mạch nha, vàng cốm, vàng chanh hay mầu mật ong, có pha mầu hổ phách… Khi đặt bàn tay lên ta sẽ cảm nhận được và ngạc nhiên như chạm vào một nguồn mạch mát lạnh kỳ lạ từ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta .
Thứ hai là do nguồn gốc và cách tạo nên Ngọc nghiến. Theo các chuyên gia nghiên cứu về gỗ Nu ngọc nghiến, Ngọc nghiến được thiên nhiên tạo tác nên qua hàng trăm đến hàng ngàn năm, tùy vào độ lớn và “chất” ngọc như cách thiên nhiên tạo ra Trầm kỳ, Kỳ nam ở cây Dó Bầu. Nghĩa là thân, hoặc gốc cây nghiến bị một “vết thương” nào đó do sét đánh, chặt chém, thú rừng cào xé cháy rừng, biến động của môi trường xung quanh… lập tức cây nghiến “phản ứng tự vệ” bằng cách tiết nhựa ra hình thành bừu để chữa lành vết thương, bảo vệ cây. Bừu nghiến này lấy những dưỡng chất, tinh túy từ thiên nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng…) bền bỉ qua hàng trăm, hàng ngàn năm, tạo nên Ngọc nghiến. Theo tính toán lâm sinh, một khối Ngọc nghiến nặng từ 5-10kg phải được tạo ra từ cây nghiến có tuổi từ khoảng 300 năm trở lên.
Chỉ với ba đặc tính trên cũng cho thấy Ngọc nghiến xứng đáng là một phẩm Ngọc quí giá , một món quà từ thiên nhiên ban tặng.
Gỗ nu nghiến thường được sử dụng để đóng bàn ghế, sập, làm các đồ mỹ nghệ, trang trí như lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền v.v… Thậm chí một chiếc gạt tàn thuốc làm từ ngọc nghiến xịn ngay tại Điện Biên, Sơn La cũng có giá vài triệu đồng.
Chỉ các đại gia thực sự mới dám sở hữu những bộ bàn ghế, sập đóng từ ngọc nghiến. Ngọc nghiến giá trị phải là những bộ “độc nhất vô nhị”, giá được nâng và nhân lên gấp bội cũng bởi gia chủ nó không thèm bán mà chỉ để ngắm chơi cho thiên hạ thèm. Xét ở độ cơ học thì Ngọc nghiến rất cứng, dai, bền, không mối mọt, dù chôn xuống đất cả trăm năm vẫn thế. Có thể nói nu là những siêu phẩm gỗ với những sắc màu khác nhau và kiểu vặn mình “thêu hoa dệt gấm” đã làm cho những sản phẩm gỗ trở nên có giá trị vô cùng to lớn. Toàn bộ đồ gỗ trong nột thất của ông Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt đều được làm bằng nu ngọc nghiến. Trải qua năm tháng ngót gần thế kỷ mà các đồ gỗ nu ấy vẫn bóng mày vân, vẫn lộng lẫy như những bức tranh phong thủy nhiều màu sắc.
Theo thời giá thị trường, ngay trên “đất nghiến” nổi tiếng vùng hạ lưu sông Đà ở Quỳnh Nhai (Sơn La), Tủa Chùa (Điện Biên) thì giá bộ bàn ghế bèo nhất cũng phải nửa tỉ đồng. Bộ bàn ghế tùng, trúc, cúc, mai ở Sơn La đã được một đại gia ở TP HCM sở hữu, sau đó bán cho một ông khách người Đài Loan giá ngót nghét 210 nghìn USD, khoảng 4,2 tỉ đồng. Dân chơi ngọc nghiến nhưng hầu bao vừa phải thì cũng chỉ dám “chơi” lộc bình, tượng ông thần tài, khiêm tốn hơn là: cóc ngậm tiền, cá chép, bộ uống trà… Hiện tại, giá các bộ sập bằng Gỗ nu nghiến có giá từ 800 triệu đến 1,8 tỉ đồng, bàn ghế (tùy từng loại 6 món hay 9 món) có giá từ 300 triệu đến trên dưới 1 tỉ đồng; đôi lộc bình cao 1,25m, rộng 0,3m đến 0,4m dao động từ 60 triệu đến trên dưới 200 triệu đồng, tùy từng chất “ngọc”… . Ở Việt Nam, gỗ nghiến hiện nay hầu như chỉ còn trong rừng đặc dụng Ba Bể, Kim Hỷ (Bắc Kạn), Trùng Khánh (Cao Bằng), Khau Cạ, Bát Đại Sơn, Du Già (Hà Giang), Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai); Tát Kẻ – Bản Bung, Na Hang (Tuyên Quang), các cánh rừng dọc theo hạ lưu sông Đà giáp ranh giữa huyện Sìn Hồ (Lai Châu), Mường Đun, Pắc Na thuộc huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và rừng Mường Giàng, thuộc huyện Quỳnh Nhai, Sơn La, vùng sông Đà huyện Phù Yên, Sơn La.
Thứ ba là chất Ngọc nghiến cứng đúng như đá ngọc, bởi những vân gỗ hình cầu, hoặc xoáy trôn ốc, biến ảo theo quy luật tự nhiên của tạo hóa. Phải là những nghệ nhân chạm khắc tay nghề cao mới chế tác được Ngọc nghiến vì nó cứng như đá vậy. Nhiều nghệ nhân chế tác Ngọc nghiến bậc cao thường chọn ngày đẹp đầu tháng (Âm lịch) để khai búa, thậm chí là ăn chay trước một tuần và tắm nước nguồn sông, suối tự nhiên trước khi chế tác Linh vật Ngọc nghiến như Phật Di Lặc, Đạt Ma…
Cũng không khác gì trầm hương được hình thành từ cây dó bầu, ngọc nghiến hay còn gọi dân dã là nghiến “hóa thạch”, mắt nghiến, nu nghiến hay bìu nghiến là phần cứng nhất của cây gỗ nghiến, được hình thành từ một “cái lỗi” hay khuyết tật nào đó như sâu bệnh, chặt chém, bị sét đánh… trong quá trình phát triển của cây. Cây gỗ nghiến phải dồn tích dưỡng chất vào chỗ bị thương để bảo vệ và chống sự xâm nhập từ bên ngoài nên phần này phát triển dị thường, tạo những phần gỗ mọc phình ra, đó chính là ngọc nghiến. Ngọc nghiến có vân gỗ cực kỳ lạ mắt, hoa văn biến hóa độc đáo, sóng lớp cuồn cuộn như thường chỉ thấy ở vân thép kiếm Nhật Bản, sờ vào thấy mát lạnh như chạm vào băng đá. Cây càng lâu năm, càng cổ thụ thì ngọc nghiến càng chất lượng, vân gỗ càng lung linh và đắt giá.

Nghiến là một loại gỗ “ngang cơ” với lim, xét ở độ cơ học, nó rất cứng, dai, bền, không mối mọt, dù chôn xuống đất cả trăm năm vẫn thế.
Tuy nhiên, không phải cây nghiến nào cũng có ngọc. Ngọc nghiến chỉ có ở cây từ vài trăm năm tuổi trở lên, và không phải cây nào cũng có, có khi cánh rừng cả ngàn cây chỉ tìm được một cây có ngọc nghiến. Thông thường, ngọc nghiến “hóa thạch” ở những cây nghiến cổ thụ xù xì, góc cạnh, mọc ở sát vách đá, cằn cỗi do thiếu dưỡng chất. Dân sơn tràng phải có kinh nghiệm mới phát hiện cây có ngọc. Nhưng phát hiện ra nó, nếu không biết cách chế ngự, khai thác thì chỉ làm tan đồ nghề, vì nó cứng… như đá.

Ngọc nghiến thường được sử dụng để đóng bàn ghế, sập, làm các đồ mỹ nghệ, trang trí như lộc bình, tượng thần tài, tượng cóc ngậm tiền v.v…

Người ta tin rằng người sở hữu ngọc nghiến bên cạnh việc thể hiện đẳng cấp, sự giàu sang, phú quý nó còn đem lại nhiều may mắn, tài lộc cực thịnh cho gia chủ. Thợ đóng đồ cũng phải chọn ngày tốt để thắp hương sau đó mới “khai búa”, và thường chỉ làm vào những ngày đầu tháng âm lịch. Những sản phẩm từ ngọc nghiến sau khi bán cho gia chủ phải được các “thầy” yểm thì mới… linh, tài lộc mới ùn ùn kéo về.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.